Tin mới Cubi

Tin tức mới nhất trẻ em, tin an toàn cho bé.

Thứ Năm, 15 tháng 12, 2022

Có nên che thóp trẻ sơ sinh

 Có nên che thóp cho trẻ sơ sinh là câu hỏi được nhiều mẹ tại các diễn đàn cha mẹ hay hỏi cũng như các mẹ có em bé hay truyền tai nhau. Có nhiều quan điểm khác nhau về việc che thóp cho trẻ sơ sinh để giữ ấm đúng cách.




Mẹ Be-agood hỏi:

Bé 1,5 tháng thì có cần đội mũ thóp thường xuyên ko? Nên đội vào những lúc nào? Mình thì chỉ thỉnh thoảng nhớ ra mới đội cho bé. Mà mình nghĩ bé ở trong nhà thì đâu cần phải đội phải ko các mẹ? Chỉ khi nào đem bé ra sân mới phải đội chứ? Bà chị mình thì lại khác, cứ hễ thấy mình ko đội mũ cho con là mắng inh ỏi. Sao hả các mẹ?

Mẹ Ngdung:
Bé nhà mình từ lúc sinh tới giờ dc 2 tháng 23 ngày chỉ đội mũ vài lần, lúc từ bệnh viện về nhà và những lần tái khám trong tháng. Từ tháng thứ 2 mình bỏ cả bao tay, bao chân cho bé quen với môi trường, chỉ khi đi bv mới mang thôi. Trộm vía, bé rất hoạt bát, cầm nắm đồ chơi và sờ ty mẹ được rồi. Nếu đầu bé đổ mồ hôi nhiều mà bạn đội mũ bé nóng tội lắm. Lúc nằm viện, mình cũng đội mũ, quấn bé trong khăn nhưng bị bs la đấy.


Mẹ Đôi dép:
bé nhà mình mới hơn 1w nhưng khi nào mình thấy lạnh và tắm xong thì mới cho con đội mũ thôi, còn lại thì cứ để thế cho thoáng, Trộm vía con.

Mẹ Mèo Béo
Em bé mới sinh thì đội mũ liên tục trong vòng 3h đầu thôi, sau đó thì bsi bỏ ra ý mà, còn đi đâu ra ngoài thì đội cho những em dưới 1 tháng thôi. Con mình 2 tháng ra ngoài cũng ko đội  Giờ đi chơi thì đội thôi để đỡ gió và nắng.
Bác sĩ ở bv VP bảo mình là trẻ em có 2 thóp, nhưng các cụ chỉ chú ý cái thóp trước, chẳng ích gì! Hơn nữa nguyên tắc là đầu mát, chân ấm, bỏ mũ ra cho đầu em thở, phát triển não
Thóp trẻ sơ sinh

 Hôm nay Mẹ bé 1080 sẽ cùng các mẹ đi sâu tìm hiểu về vấn đề giữ ấm cũng như có nên che thóp cho bé sơ sinh.

Có rất nhiều cách giữ nhiệt trẻ sơ sinh mà các cha mẹ áp dụng, truyền kinh nghiệm cho nhau. Tuy nhiên chăm sóc thế nào cho đúng?
 Đa số cha mẹ đều tìm mọi cách để giữ ấm cho con như mặc quần áo dày nhiều lớp, quấn tã, ủ chăn... Thậm chí nhiều gia đình giữ cho bé sơ sinh và sản phụ ở trong phòng kín, tránh gió và đặt lò sưởi cả tháng. Đây là một quan niệm sai lầm.

Có nên che thóp cho trẻ sơ sinh?

Trên thực tế, trừ những trường hợp như bé mắc bệnh (bé sinh non, hoặc nhẹ cân), còn những bé khỏe mạnh sinh đủ tháng đều có đủ lớp mỡ để giữ nhiệt cho cơ thể.

Nguy cơ gây bệnh ở trẻ sơ sinh

Mặc quá nhiều quần áo khiến bé có thể bị nóng, ra nhiều mồ hôi và mồ hôi làm bé bị tự nhiễm lạnh, dễ bị viêm phổi. Ngoài ra, mặc quần áo quá chật, quá kín (chật đến nỗi ép lồng ngực và bụng làm bé không thở nổi), bé sẽ cảm thấy khó chịu và gây khó khăn trong vận động. Đôi khi, bé cáu gắt, khóc lóc chỉ vì bị mặc quá nóng.   Không những thế, để nhiệt độ phòng quá cao, ủ quá ấm, đắp nhiều chăn, mặc nhiều quần áo cho bé khi đi ngủ có thể gây đột tử nhũ nhi (SIDS).

Giữ ấm đúng cách cho bé sơ sinh

Giữ ấm đúng cách là giữ đủ ấm cho bé, nhất là những vùng dễ bị nhiễm lạnh như lòng bàn chân, bàn tay, thóp và ngực.

Đầu bé sơ sinh là nơi tạo ra khoảng 40% thân nhiệt, nhưng đồng thời lại là nơi giải phóng đến 85% nhiệt độ cơ thể. Chính vì vậy, việc đội mũ và dùng băng quấn thóp là cần thiết với bé mới sinh (đặc biệt là các bé sinh non) nhưng với bé khỏe mạnh và đã được vài tháng tuổi, việc đội mũ khi ngủ là không cần thiết, mà ngược lại sẽ khiến nhiệt độ của não bé tăng cao, ảnh hưởng đến hoạt động của vùng thần kinh kiểm soát hô hấp.

Mặc cho bé sơ sinh những lớp quần áo để có thể dễ dàng cởi bỏ ra mỗi khi bé nóng. Chẳng hạn, bạn nên mặc một chiếc sơmi dài tay (hoặc chiếc áo thun dài tay ở bên trong) và khoác một chiếc áo khoác bên ngoài. Khi ngủ, cho bé mặc quần áo nhẹ, thoáng. Tốt nhất là cho bé sơ sinh mặc đồ bằng chất liệu cotton, có khả năng thấm hút mồ hôi. Không quấn quá nhiều lớp tã hoặc đắp quá nhiều chăn cho bé.
Khi bé ốm, sốt lại càng không nên mặc quá nhiều quần áo. Khi kiểm tra xem bé có nóng quá hay không thì nên sờ vào bụng, không nên sờ vào chân tay, vì các bộ phận này của bé thường lạnh hơn so với thân mình. Các dấu hiệu khác cho thấy bé quá nóng là đổ mồ hôi, thở nhanh, trán nóng, bứt rứt khó chịu.
Cho bé sơ sinh ở trong phòng thoáng, đảm bảo đủ nhiệt độ và tránh những nơi có gió lùa. Những khi cần cho bé ra ngoài, bạn nên để bé ngồi sau xe, mặc ấm, nhất là ở phần đầu, cổ, chân, che chắn để bé tránh bụi, gió và hít phải khí lạnh.
Mặc ấm cho bé sơ sinh khi ra ngoài

Khi vào phòng ấm, phụ huynh cần cởi bớt trang phục ngoài cho bé, nếu không bé có thể bị nóng, ra nhiều mồ hôi rồi nhiễm lạnh. Thường xuyên kiểm tra thân nhiệt cho bé, đơn giản là sờ lên trán xem bé nóng hay lạnh.

Đặc điểm thóp của trẻ sơ sinh:

Thóp còn gọi là “cửa đình đầu”, là nơi xương đỉnh đầu của bé chưa khép hết. Thóp phân ra 2 phần là “thóp trước” và “thóp sau”. Thóp trước là khe hở hình thoi giữa xương đỉnh và xương trán, thóp sau là khe hở hình tam giác giữa xương đỉnh và xương chẩm.

Ở giai đoạn đầu đời, các bé có xu hướng bị thương nhiều, nhất là khi bé bắt đầu học lẫy, bò hay học đứng – dễ bị ngã và bị thương ở đầu. Thóp có tác dụng như cái đệm khi bé bị ngã và bảo vệ bé khỏi chấn thương não.

Che thóp cho trẻ sơ sinh



Bình thường não của bé được bảo vệ bằng 3 lớp vỏ bọc: lớp mềm (mô liên kết, trải khắp các rãnh não), mạng nhện (tạo cơ sở cho vị trí của các mạch máu) và lớp cứng (bao vỏ não cứng và đàn hồi). Ngoài ra, khoảng không gian giữa các lớp bọc đầy chất lỏng thực hiện vai trò giảm chấn động. Da là lớp bảo vệ cuối cùng trước những chấn động ngoại biên.

Mũ che thóp có thể dùng để bảo vệ đầu cho bé, cũng như giữ ấm cho bé. Có chiếc mũ bao che bên ngoài, phần đầu của trẻ sẽ được ấm hơn. Điều đặc biệt ở trẻ là, đầu trẻ sơ sinh thường có hình dạng không cân đối và to, nên phần da dầu cũng chiếm diện tích không nhỏ. Nhất là những lúc sau khi tắm, da đầu cần phải được lau khô ngay và giữ ấm bằng mũ để trẻ không bị mất nhiệt, dẫn đến cảm lạnh hoặc bệnh.

Việc đội mũ cho trẻ là cần thiết để giữ ấm cho bé, tuy nhiên các mẹ cũng nên lưu ý là không phải lúc nào cũng đội mũ cho bé. Chỉ nên đội mũ cho trẻ vào những lúc sau khi tắm, trời lạnh hoặc nơi có gió. Còn những lúc trời nóng, có phần oi, hoặc trẻ đùa ra mồ hôi thì không nên đội mũ mà bỏ mũ ra để phần đầu của trẻ được thoáng.


CUBIMART –  chuyên cung cấp  phụ kiện thú cưngxe đẩy trẻ emxe trượt, đồ chơi trẻ em, vật tư lưới an toàn ban công. CUBIMART cam kết chỉ bán sản phẩm an toàn.
Hãy đặt hàng hoặc gọi ngay cho chúng tôi  0914 403 667/ 02437 247 235, zalo, facebook để đặt lịch lắp chắn cầu thang bảo vệ bé yêu của bạn

Xem thêm tất cả các sản phẩm HÀNG RÀO NHỰA CHO CHÓLƯỚI CẦU THANGCHẮN CẦU THANG

Xem thêm tất cả các sản phẩm CHUỒNG CHÓ INOX

Thứ Hai, 5 tháng 12, 2022

Trẻ hay té ngã phải làm sao?

 

Vì sao bé hay té ngã.


Rất nhiều trẻ từ 3-8 tuổi có tính hiếu động cao, thường xuyên thích chơi những trò chơi mạo hiểm hơn so với độ tuổi của trẻ như trượt băng, đua xe đạp với bạn,...Đối với những trẻ như thế thì sự xuất hiện của những vết bầm tím sẽ không còn lạ lẫm đối với trẻ và những người thân xung quanh. Tuy nhiên, ngã chính là nguyên nhân gây thương tích chính ở trẻ em và 1/3 trong số những tai nạn này là có thể phòng ngừa được.


Vì sao bé hay té ngã
 


Nguyên nhân khiến trẻ bị ngã

 

Bé hay bị té ngã do sự bất cẩn của người lớn:


Không trông coi trẻ đúng cách khiến trẻ ngã từ xe đẩy, trên võng, trên giường hoặc trên cao xuống. Nhiều bậc cha mẹ không để ý, bế con, để con tuột tay cũng dẫn đến ngã đau, gây thương tích. Trẻ có thể trèo hoặc đứng trên ghế hoặc đồ vật kê không vững. Trẻ chạy nhảy ở những nơi trơn trượt như: nhà tắm, sàn nước, sàn nhà mới lau hoặc những nơi bị đổ nước, sân chơi sau mưa.


Trẻ hay nô đùa, xô đẩy nhau là nguyên nhân khiến nhiều bé bị té, ngã


Trẻ hay té ngã do chơi đùa, xô đẩy nhau:


Trẻ chơi với nhau, thường nô đùa, xô đẩy nhau ngã. Hoặc các em có thể ngã trong khi chơi thể thao như bóng đá, đá cầu, kéo co…đây cũng là do người lớn để các em chơi ở những chỗ nguy hiểm, không đảm bảo điều kiện sân chơi, không có người lớn hướng dẫn. Ví dụ để bé trai chơi bóng ở sân bê tông là không đúng. Các em có thể chạy rất nhanh, bị các bạn đỡ bóng, hoặc ngáng chân là có thể ngã đâm mặt xuống nền xi măng, hậu quả rất nghiêm trọng.
Trẻ cũng hay bị ngã do thường trèo cây, trèo tường, trèo cột điện, cầu thang, ban công.
 



Cách xử trí khi trẻ bị ngã và có chấn thương  


Khi bé bị ngã đập đầu trước tiên bạn hãy tìm cách xoa dịu bé, cố gắng không phản ứng quá mức nếu cú ngã hay va chạm nhẹ, không gây tổn thương nghiêm trọng khiến bé hoảng sợ. Nếu trẻ lớn có thể nhận biết được, phụ huynh hãy hỏi trẻ: nơi trẻ té ngã? Tư thế khi bị té ngã? Vị trí trẻ bị đau?. Nếu trẻ ngã rồi bất tỉnh, nôn ói, có chảy máu ra ở miệng hoặc mũi, tay chân co giật bất thường, bạn cần đưa đến cơ quan y tế gần nhất ngay.

Trẻ bị té ngã người săn sóc trẻ phải chú ý theo dõi xem có các hiện tượng như: nôn ói, sốt, co giật, sắc mặt tái dần, giấc ngủ không yên hoặc ngủ mê mệt không?

 
Làm thế nào khi trẻ bị té ngã


Trong suốt 36 giờ đầu, cần phải theo dõi liên tục, thỉnh thoảng lại gọi xem trẻ có tỉnh lại không vì nếu có hiện tượng chảy máu trong não, trẻ có thể ngủ thiếp đi rồi chuyển qua trạng thái hôn mê mà người săn sóc không hay biết.

Một số triệu chứng đáng lo ngại khác là: Sự thay đổi thái độ đột ngột: Hoặc tự nhiên trẻ tỏ ra bàng quan với tất cả chung quanh, hoặc trái lại, tự nhiên vật vã kích động, mắt nhìn bỗng bị rối loạn, có khi nhìn như người lác mắt. Lúc này người nhà cần báo ngay cho bác sĩ đê có thể chẩn đoán và xử lý kịp thời.  

Trẻ có thể đã bị trẹo khớp hoặc bị gãy xương khi thấy sau khi ngã trẻ không cử động được tay, chân hoặc cử động thì đau nhói ở chỗ nào đó. Nhưng muốn xác định rõ ràng, chính xác phải đưa trẻ đi chụp X-quang. Lúc này, bạn cũng cần đưa trẻ đi cấp cứu hoặc mời bác sĩ tới. Cố gắng bất động trẻ ở một tư thế nào trẻ đỡ đau nhất.  

Nếu có chảy máu thì nên làm một số động tác cầm máu tạm thời. Rửa sạch các vết thương bằng nước sạch, sau đó bằng nước muối 0.9% hoặc thuốc sát trùng nếu có. Sau đó dùng băng vô trùng băng cầm máu. Khi băng cần lựa tay ở mức độ vừa phải, không băng quá lỏng hoặc quá chặt để cho máu ở bên dưới vết thương vẫn được lưu thông.  
 

Trẻ bị ngã dập đầu xuống


Nếu vết thương quá to, gây chảy máu nhiều, việc cầm máu là quan trọng nhất. Đầu tiên, cần lau sạch hoặc gắp bỏ những vật có trong vết thương. Sau đó, bạn băng ép vết thương lại bằng một lớp băng, ấn tay lên vết thương chừng năm phút để giúp cho việc cầm máu trước. Bạn chờ bác sĩ tới hoặc đưa trẻ tới phòng cấp cứu để lau rửa và khâu vết thương.

Nếu sau khi buộc vết thương mà máu vẫn không ngừng chảy, bạn hãy tìm đường động mạch của cháu bé và ấn mạnh ngón tay xuống một điểm ở mạch phía trên vết thương, đồng thời đưa trẻ tới ngay nơi cấp cứu. Không nên buộc ga rô, nếu bạn chưa biết phương pháp. Thường thì sau khi xử lý xong vết thương, bác sĩ sẽ cho trẻ tiêm phòng uốn ván nếu cần thiết.  

 

Những điều không nên làm khi sơ cứu trẻ bị ngã, té


Làm nóng chỗ bị thương như lấy khăn ấm đắp lên chỗ vết thương là một sai lầm. Làm như vậy tuy có cảm giác dễ chịu nhưng lại gây hại. Khi bị ngã, mạch máu đang bị xuất huyết, chườm nóng sẽ khiến mạch máu bị giãn ra và làm cho máu chảy nhiều hơn. Gây ra bầm tím càng nặng và khó lành.

Bôi dầu gió: Dầu gió là loại luôn có sẵn trong các tủ thuốc gia đình. Sau khi bị ngã, chúng ta thường có thói quen xoa dầu gió cho trẻ và xoa bóp. Làm như vậy tình trạng vết thương sẽ càng nặng hơn, cũng như chỗ sưng không giảm. Khi đó một số mạch máu nhỏ do bị day sẽ càng chảy máu liên tục. 

 Di chuyển nạn nhân trừ khi họ đang ở trong tình trạng nguy cấp. Mọi sự di chuyển không cần thiết đều có thể gây ra các biến chứng lớn hơn cho chính vết thương sọ não, cột sống hay những vết thương liên quan khác.


 

Trẻ ngã té ở sàn nhà
 

Làm thế nào để giảm tình trạng té ngã của bé sơ sinh và trẻ nhỏ?

Nguyên nhân trẻ sơ sinh, trẻ 0-36 tháng té ngã thường do sự bất cẩn của cha mẹ và do bé hiếu động, tò mò. Vì vậy cha mẹ cần:

Luôn có người quan sát trẻ.  Nếu không bên cạnh bé thì cần đặt bé trong cũi gỗ đủ chiều cao an toàn và chắc chắn.
 Rào chắn cửa hoặc có thanh bảo vệ ở cầu thang, cửa sổ, ban công (chiều cao rào tối thiểu 75 cm, song dọc, khoảng cách giữa các song không quá 10 cm). Bậc thềm, cầu thang cần có đủ ánh sáng để cả người chăm sóc và bé dễ quan sát.
 


Bé ngã té gần ban công, cầu thang


.Dạy trẻ không xô đẩy, không leo trèo nhất là quanh khu vực cầu thang. Vì té ngã ở cầu thang là trường hợp phổ biến nhất với bé sơ sinh và trẻ nhỏ.
Nếu trẻ đã biết lật, bò, đi, ngồi thì không nên để trẻ 1 mình trên võng, giường. Không để trẻ đứng trên ghế hoặc vật không vững
Không để sàn nhà trơn trượt, ẩm ướt. Không để đồ chơi xa tầm với của trẻ.  Không có hành động chơi đùa nguy hiển như xốc ngược, tung trẻ. Không để trẻ < 10 tuổi trông em < 3 tuổi.
 

Thanh chắn cầu thang không cần khoan giảm tình trạng té ngã cầu thang cho bé
 

Làm thế nào để giảm tình trạng té ngã của trẻ từ 3 - 8 tuổi?

Trẻ 3-8 tuổi là lứa tuổi có tính hiếu động rất cao. Các bậc cha mẹ cần phải làm tất cả những gì tốt nhất có thể để giữ cho bé được an toàn, bao gồm:

Đảm bảo trẻ mang theo đồ bảo hộ phù hợp (như mũ bảo hiểm hay áo bảo vệ, đồ bảo vệ khuỷu tay, đầu gối...) bất cứ khi nào trẻ tham gia các môn thể thao hay các hoạt động như đi xe đạp, trượt băng, trượt ván, leo núi hoặc các trò chơi mạo hiểm khác
Dạy cho trẻ các quy tắc an toàn cho từng trò chơi, môn thể thao hay các hoạt động chúng tham gia.
Đặt các tấm lót chống trượt dưới tất cả các tấm thảm hoặc loại bỏ đi những tấm thảm đã cũ, mất độ ma sát và khiến trẻ dễ trượt ngã.
Đặt một tấm thảm chống trượt trong bồn tắm để giữ an toàn, tránh trẻ bị trượt ngã trong khi tắm
Giữ những bậc cầu thang trong nhà thông thoáng, đảm bảo không có vật cản khiến trẻ có thể vấp phải. Ngã cầu thang là một trong những tai nạn hết sức nguy hiểm đối với trẻ.

Luôn để ý trẻ khi chúng chơi cạnh cửa sổ hoặc thiết kế những cửa sổ cao hơn tầm hoạt động của trẻ để tránh những tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra.
Đảm bảo trẻ luôn được giám sát khi tham gia các trò chơi với bạn bè hoặc trong các khu vui chơi. Nên tạo khu vui chơi cho trẻ với những chất liệu như cao su, gỗ vụn hoặc cát thay vì lớp cỏ hay bụi bẩn và những loại vật liệu gồ ghề, góc cạnh khác.
Luôn đảm bảo đồ bảo hộ cho trẻ khi đi xe trượt, xe đạp, trượt patin.
 


CUBIMART –  chuyên cung cấp  phụ kiện thú cưngxe đẩy trẻ emxe trượt, đồ chơi trẻ em, vật tư lưới an toàn ban công. CUBIMART cam kết chỉ bán sản phẩm an toàn.
Hãy đặt hàng hoặc gọi ngay cho chúng tôi  0914 403 667/ 02437 247 235, zalo, facebook để đặt lịch lắp chắn cầu thang bảo vệ bé yêu của bạn

Xem thêm tất cả các sản phẩm HÀNG RÀO NHỰA CHO CHÓLƯỚI CẦU THANGCHẮN CẦU THANG

Xem thêm tất cả các sản phẩm CHUỒNG CHÓ INOX

Thứ Sáu, 18 tháng 11, 2022

Dây cáp thi công lưới an toàn ban công

 

Đặc điểm nổi bật của dây cáp thép inox 3 ly dùng tự lắp lưới an toàn ban công, lưới an toàn cầu thang.


Phụ kiện lưới an toàn ban công đầu tiên chính là dây cáp lưới an toàn. Các sợi cáp lưới có lõi làm từ chất liệu inox, phía bên ngoài được phủ một lớp nhựa dẻo. Chúng có ưu điểm vượt trội hơn hẳn so với chất liệu thép và sắt thông thường. Cách gọi 3 ly, 2 ly, 4 ly, 5 ly là cách gọi tương đối theo cách phân loại thông thường.

Dây cáp bọc nhựa dùng tự lắp lưới an toàn ban công


 

Các sợi cáp lưới an toàn có lõi inox thường có độ bền cao, lên tới 950N. Nhờ đó, giúp sợi cáp không bị các tác động từ bên ngoài dẫn tới biến dạng. Khách hàng có thể yên tâm tuyệt đối khi cho con nhỏ chơi gần sợi cáp lưới an toàn do lớp nhựa bên ngoài trơn nhẵn nên khi cầm vào không gây thương tích giống với sợi sắp hoặc cáp thông thường.
 

Lưới cáp inoc bọc nhựa làm lưới an toàn ban công, cầu thang
 

Ngoài ra, sợi cáp lưới inox có khả năng chống ăn mòn và oxi hóa cực kỳ cao. Chúng giúp lưới có độ chắc chắn và luôn bền đẹp vĩnh cửu theo thời gian. Lớp nhựa phủ ở bên ngoài giúp bảo vệ lõi ở bên trong. Chúng được làm từ polietilen nên không dẫn điện, khả năng chống oxy hóa, chống thấm nước cực kỳ cao.
Các sợi cáp được thiết kế với đường kính nhỏ, từ khoảng cách 15m chúng trở nên vô hình. Giúp đảm bảo tầm nhìn và độ thông thoáng của ban công. 

Lắp đặt lưới an toàn ban công

 

Quy trình tự lắp đặt lưới an toàn ban công Hoà Phát

Bước 1: Cố định 2 thanh nhôm định hình ở dầm trên và dưới ban công. 
 

Thanh nhôm định hình lưới an toàn cáp bọc nhựa
 

Bước 2: Đi dây cáp lên các bulong đã được tạo sẵn trên thanh nhôm định hình.

Đi dây cáo lên thanh nhôm đã định hình

 

Bước 3: Sau khi đã đi dây cáp đến bulong cuối cùng, trước khi cố định cáp, thợ kỹ thuật phải kiểm tra độ căng của cáp, căng lại cho đến khi đạt độ căng tối ưu. Dây cáp không nên căng quá, nếu không sẽ làm giảm tuổi thọ của dây cáp.


Căng lại sợi cáp bọc nhựa cho căng đều và chắc sợi dây


Bước 4: Cố định cáp vào thanh nhôm định hình, lắp thêm 1 thanh nhôm bảo vệ phía bên ngoài thanh nhôm định hình để đảm bảo thẩm mỹ và độ bền cho dây cáp, bulong. Kẹp chữ thập cố định khoảng cách các sợi cáp nếu khoảng cách các thanh nhôm định hình ở xe nhau hoặc nếu cần thiết.

 

Kẹp chì- Kẹp chữ thập cố định khoảng cách sợi cáp nếu cần thiết


CUBIMART –  chuyên cung cấp  phụ kiện thú cưngxe đẩy trẻ emxe trượt, đồ chơi trẻ em, vật tư lưới an toàn ban công. CUBIMART cam kết chỉ bán sản phẩm an toàn.
Hãy đặt hàng hoặc gọi ngay cho chúng tôi  0914 403 667/ 02437 247 235, zalo, facebook để đặt lịch lắp chắn cầu thang bảo vệ bé yêu của bạn

Xem thêm tất cả các sản phẩm HÀNG RÀO NHỰA CHO CHÓLƯỚI CẦU THANGCHẮN CẦU THANG

Xem thêm tất cả các sản phẩm CHUỒNG CHÓ INOX

Thứ Năm, 6 tháng 10, 2022

Rào chắn lối đi, lối PCCC chung cư

 Đây là thực trạng của hàng chục hộ dân tại khu nhà số 103 đường Nguyễn Xiển trong thời gian vừa qua. Theo người dân, từ năm 2019 khi ký hợp đồng mua nhà, chủ đầu tư đã cam kết cùng người dân sử dụng lối đi chung rộng 6,5m phía sau tòa nhà để làm nơi sinh hoạt chung, nơi đỗ xe cho các hộ dân, giúp giảm ùn tắc tại mặt đường Nguyễn Xiển.

 



Người dân ở đây cũng đặt câu hỏi răng, căn nhà số 103 mặt đường Nguyễn Xiển đang xây vượt 2,5 tầng so với quy hoạch liệu có nguy hiểm đến kết cấu chung của tòa nhà.
Tuy nhiên, thời gian gần đây, chủ đầu tư tòa nhà có động thái rào chắn, thậm chí cho bảo vệ khóa kín cổng khiến người dân không thể ra vào khu vực này.

Chị Phạm Tố Tâm người dân tại đây bức xúc: “Cư dân chúng tôi từ xưa lưu thông rất dễ dàng. Đến nay lại khóa cổng, hàng ngày lưu thông thì cũng không mở cổng mà còn bắt bọn tôi phải chui qua. Trước đây tôi mua nhà thì hứa hẹn là đường lưu thông đi lại bình thường, thậm chí còn để được cả xe cộ. Nhưng từ tháng 8/2021 họ thay chủ đầu tư mới thì trước mắt họ rào lên để xây thêm 2 tầng. Sau đó họ dỡ rào thì họ khóa cổng và làm barie để chắn đường của bọn tôi, coi như giờ bọn tôi không thể lưu thông được”.

Theo ông Nguyễn Đương Ánh, cư dân sống tại tòa nhà 103 Nguyễn Xiển, vào năm 2021, người dân nhận được thông tin chủ đầu tư bán dự án cho đơn vị khác để quản lý và sử dụng. Cũng từ đây, nhiều vấn đề bức xúc bắt đầu nảy sinh.

Ông Ánh bày tỏ băn khoăn: “Khi về họ chặn ngang con đường lại và thấy họ nói là sửa chữa và cơi nới thêm 2,5 tầng trên. Chúng tôi cũng rất bức xúc vì tự nhiên dự án đã phê duyệt rồi lại cơi nới lên thì liệu có nguy hiểm đến kết cấu chung của tòa nhà không?
 


Chúng tôi rất băn khoăn về điều này. Ngoài ra chúng tôi bị ảnh hưởng trực tiếp đến giao thông. Sau khi họ sửa chữa xong thì có rỡ rào chắn và 2 cổng ở 2 đầu bị khóa lại, chúng tôi không thể lưu thông được và ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng tôi tại đây”.

Mặc dù sự việc này diễn ra trong thời gian dài nhưng vẫn chưa được xử lý dứt điểm, gây bức xúc cho người dân kèm theo đó là hàng loạt hệ lụy như mất an toàn PCCC, an ninh trật tự.
Cũng theo ông Ánh, việc chủ đầu tư rào chắn lối đi chung khiến người dân không có nơi để xe tại chính ngôi nhà của mình, buộc người dân phải đỗ xe trên vỉa hè đường Nguyễn Xiển. Điều này vô hình chung đã gây thêm áp lực cho tuyến đường từ lâu đã là điểm nóng về ùn tắc giao thông của Thủ đô.

Điều đáng nói, sự việc chủ đầu tư cố ý khóa kín cổng, rào chắn lối đi chung không chỉ gây khó khăn cho sinh hoạt của các hộ dân mà còn làm mất an toàn PCCC, bởi lẽ khi có sự cố về cháy nổ xảy ra, lực lượng PCCC sẽ rất khó để tiếp cận hiện trường.

“TP của mình hiện nay mật độ rất đông và việc cháy nổ xảy ra thường xuyên. Chúng tôi rất lo lắng, nếu cháy nổ xảy ra thì không biết thoát nạn ra hướng nào vì tất cả cầu thang bộ, thoát nạn của chúng tôi đều bố chí phía sau nhà và đường phía sau là thoát nạn để cho xe chữa cháy và người thoát hiểm. Trong những tình huống nguy cấp như vậy nó có thể ảnh hưởng đến tính mạng, con người, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến kinh doanh, hàng hóa hoặc các tài sản mình không thể bảo vệ được”.

Theo luật sư Phạm Thành Tài, Giám đốc Công ty Luật Phạm Danh: Việc chủ đầu tư tự ý rào chắn lối đi chung không chỉ vi phạm pháp luật về quyền sở hữu, sử dụng diện tích chung của khu dân cư mà còn là hành vi làm mất lối thoát nạn, mất an toàn PCCC. Trong trường hợp này, chủ đầu tư có thể bị xử phạt vi phạm hành chính 30-50 triệu đồng theo quy định tại khoản 5, điều 40, nghị định 144/2021 của CP.

“Trường hợp đã xác định đây là hành vi vi phạm của chủ đầu tư ngoài việc xử phạt vi phạm hành chính thì còn áp dụng những biện pháp khắc phục hậu quả, buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu. Do đó cơ quan nhà nước có thẩm quyền có quyền cưỡng chế, thực hiện biện pháp khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do hành vi vi phạm hành chính gây ra nhằm đảm bảo về PCCC, quyền và lợi ích hợp pháp của cư dân”, luật sư Phạm Thành Tài cho biết.

Không thể để xe trong chính ngôi nhà của mình, người dân buộc phải để xe ở mặt đường Nguyễn Xiển vô hình chung làm tăng thêm áp lực giao thông cho tuyến đường này.
Không thể để xe trong chính ngôi nhà của mình, người dân buộc phải để xe ở mặt đường Nguyễn Xiển vô hình chung làm tăng thêm áp lực giao thông cho tuyến đường này.
PV VOV Giao thông đã mang những bức xúc của người dân gửi đến lãnh đạo phường Thanh Xuân Trung. Lãnh đạo phường cho biết, sau khi nhận được ý kiến của người dân, phường đã tổ chức họp giải quyết đơn thư liên quan đến nội dung này. UBND phương Thanh Xuân Trung cũng yêu cầu các bên khôi phục hiện trạng ban đầu, sử dụng đúng mục đích là đường nội bộ và cây xanh, đảm bảo an ninh trật tự và PCCC, công an phường sẽ theo dõi, giám sát và xử lý các vi phạm xảy ra.

Thế nhưng, theo ghi nhận của PV, sau cuộc họp, chủ đầu tư vẫn thản nhiên rào chắn lối đi và tiếp tục đào xới đường nội bộ. Còn chính quyền phường vẫn chưa có động thái xử lý dứt điểm, mặc cho bức xúc của người dân vẫn kéo dài từ ngày này qua ngày khác.


CUBIMART –  chuyên cung cấp  phụ kiện thú cưngxe đẩy trẻ emxe trượt, đồ chơi trẻ em, vật tư lưới an toàn ban công. CUBIMART cam kết chỉ bán sản phẩm an toàn.
Hãy đặt hàng hoặc gọi ngay cho chúng tôi  0914 403 667/ 02437 247 235, zalo, facebook để đặt lịch lắp chắn cầu thang bảo vệ bé yêu của bạn

Xem thêm tất cả các sản phẩm HÀNG RÀO NHỰA CHO CHÓLƯỚI CẦU THANGCHẮN CẦU THANG

Xem thêm tất cả các sản phẩm CHUỒNG CHÓ INOX