Tin mới Cubi

Tin tức mới nhất trẻ em, tin an toàn cho bé.

Thứ Năm, 26 tháng 6, 2014

Cháo suy dinh dưỡng cho bé cubimart.vn

Cháo suy dinh dưỡng cho bé các mẹ thử chưa?

Cháo dinh dưỡng tưởng chừng là giải pháp tuyệt vời cho trẻ nhỏ nhưng nhiều khi lại gây phản tác dụng. Chính vì vậy nhiều người đã gọi đó là cháo suy dinh dưỡng.
Cháo dinh dưỡng cho trẻ được tiến hành kiểm nghiệm đã cho ra các kết quả đáng báo động. Có lẽ nên dùng chung một từ Cháo suy dinh dưỡng để đặt tên cho các loại thành phẩm này.
Cháo dinh dưỡng thành cháo suy dinh dưỡng
 

 
Giữa tháng 11, trong vai một người đang muốn xây dựng thương hiệu cháo dinh dưỡng trên thị trường, chúng tôi đã hẹn gặp một nhân viên chuyên cung cấp các loại hóa chất của Công ty P, Q.Tân Bình, TP.HCM để nhờ hỗ trợ. Nhân viên tên N. này kể anh thường xuyên giao các loại hóa chất cho một số cơ sở chế biến cháo dinh dưỡng có tiếng trên thị trường TP.HCM như cháo dinh dưỡng C, B, H...
 
Cháo dinh dưỡng để 3 ngày vẫn không thiu!
 
Anh N. cho biết các loại hóa chất có tác dụng không gây chua, tạo sánh, tạo hương vị... được nhiều cơ sở cháo dinh dưỡng sử dụng. Vừa nói N. vừa lấy trong chiếc cặp màu đen ra ba gói hóa chất để trên bàn và đề nghị chúng tôi mang về dùng thử. Chỉ vào hai gói hóa chất có tên sodium benzoate và potassium sorbate, N. giới thiệu cả hai loại hóa chất này đều có tác dụng giúp cháo lâu bị chua. Sodium benzoate có giá 50.000 đồng/kg, còn potassium sorbate giá cao hơn với 80.000 đồng/kg.
 
Cháo suy dinh dưỡng từ những bát cháo dinh dưỡng


 
Theo N., cùng sử dụng những loại hóa chất này nhưng mỗi hãng cháo sẽ có một “bí quyết” pha chế riêng, do vậy liều lượng cho hóa chất vào cháo cũng chỉ để tham khảo. Thường N. hướng dẫn các cơ sở nên cho khoảng 1g hóa chất/kg cháo, nhưng với các cơ sở muốn bảo quản lâu hơn sẽ tăng thêm 2-3g. Những cơ sở sản xuất trong điều kiện vệ sinh kém cũng tăng liều lượng hóa chất này để cháo lâu chua hơn. N. khoe khi cho hóa chất này vào, các cơ sở cháo dinh dưỡng rất yên tâm vì cháo để 2-3 ngày ở nhiệt độ bình thường cũng vẫn thơm. Các cơ sở tha hồ vận chuyển mà không phải lo “hàng” bị hỏng.
 
Gói hóa chất còn lại là Xanthan Gum, N. bảo đây là chất tạo sánh. Khi dùng hóa chất này cho vào cháo thì dù cháo loãng mấy cũng trở lên đặc quánh. Chưa kể nhìn cháo rất bắt mắt, những chất đạm cho vào cháo như tôm, lươn, cá, cua... sẽ nổi bật trên nền cháo trắng.
 
Một ký hóa chất tạo sánh chỉ 50.000 đồng nhưng khi cho vào sẽ giúp các cơ sở chế biến giảm được một lượng gạo, tôm, cua, cá, thịt... đáng kể trong khi giá bán vẫn không đổi. N. còn kể tùy “bí quyết “của mỗi cơ sở chế biến cháo dinh dưỡng mà các cơ sở này sẽ cho thêm hóa chất tạo mùi để cháo tăng phần hấp dẫn. Theo N., hiện nay nhiều cơ sở sản xuất cháo dinh dưỡng tìm đủ mọi cách chế biến sao cho trẻ thích ăn cháo, ăn được nhiều và cơ sở thu được lợi nhuận cao.
 
100% mẫu thử đều có hóa chất
 
Ngày 24-11, chúng tôi đã tìm mua bốn mẫu cháo dinh dưỡng trên đường Nơ Trang Long, Q.Bình Thạnh, TP.HCM. Trong số này có ba mẫu được đóng gói và một mẫu được đựng trong hộp nhựa (cháo được nấu ngay tại quầy, có thể ăn tại chỗ).
 
Cụ thể gồm cháo dinh dưỡng C (loại cháo tôm, dạng đóng gói, ngày sản xuất 24-11, giá 5.000 đồng/gói), cháo dinh dưỡng C (loại cháo lươn, dạng đóng hộp, giá 15.000 đồng/hộp), cháo dinh dưỡng H (loại thập cẩm, dạng đóng gói, ngày sản xuất 24-11, giá 4.000 đồng/gói) và cháo dinh dưỡng H (loại cháo tôm, dạng đóng gói, ngày sản xuất 24-11, giá 4.000 đồng/gói). Trên bao bì của các loại cháo dạng đóng gói đều chỉ ghi các thành phần như gạo, nước xương, thịt heo, bí đỏ... chứ không ghi bất kỳ loại hóa chất nào.
 
Chúng tôi đã gửi những mẫu cháo này đến Trung tâm Dịch vụ phân tích thí nghiệm (thuộc Sở Khoa học - công nghệ TP.HCM) để tìm hiểu xem những loại cháo này có chứa hóa chất sodium benzoate (tên tiếng Việt là natri benzoate) và potassium sorbate như lời nhân viên N. kể hay không. Kết quả kiểm nghiệm ngày 27-11 của trung tâm này cho thấy cả bốn mẫu cháo trên đều chứa hóa chất natri benzoate với hàm lượng 191,9-444,4mg/kg.
 
Cháo dinh dưỡng cho trẻ.


 
 
Cụ thể, cháo dinh dưỡng H loại thập cẩm và cháo dinh dưỡng H loại cháo tôm cùng chứa hóa chất này với hàm lượng 444,4mg/kg. Cháo dinh dưỡng C loại cháo tôm có hàm lượng 364,6mg/kg và cháo dinh dưỡng C loại cháo lươn có hàm lượng thấp nhất là 191,9mg/kg.
 
Thông báo kết quả kiểm nghiệm này với thanh tra Sở Y tế TP.HCM, ngày 29-11 ông Nguyễn Minh Hùng, chánh thanh tra sở, cho biết tuần qua thanh tra sở đã tiến hành thanh tra một số cơ sở chế biến cháo dinh dưỡng và đã lấy một số mẫu về xét nghiệm, kết quả sẽ có trong thời gian tới.
 
Trong khi đó một thanh tra viên Sở Y tế TP.HCM khẳng định trong danh mục các chất phụ gia được phép sử dụng cho thực phẩm do Bộ Y tế ban hành, cháo dinh dưỡng không thuộc nhóm thực phẩm được sử dụng loại hóa chất này.
 

Cháo dinh dưỡng không làm yên lòng các mẹ, nhiều mẹ đã quyết tâm tự làm cháo cho con mình. Tuy nhiên có một số sai lầm sẽ khiến cháo dinh dưỡng do chính tay các mẹ nấu cũng trở thành suy dinh dưỡng đó nhé. Dưới đây là 7 sai lầm thường gặp nhất khiến cháo dinh dưỡng trở thành cháo suy dinh dưỡng.

 
Nghiện khoai tây, cà rốt
 
Một số bà mẹ quan niệm hai loại củ này đắt tiền nên chứa nhiều chất bổ. Họ liên tục nhồi vào dạ dày của bé các món chế biến từ khoai tây, cà rốt.
 
Thực tế, khoai tây, cà rốt chỉ đại diện cho nhóm bột đường chứ không phải là rau cỏ như một số người vẫn nghĩ. Vì vậy, bé cưng sẽ rơi vào tình trạng thừa bột đường nhưng lại thiếu vitamin. Tốt nhất, bạn nên hạn chế dùng quá nhiều hai loại củ này và bổ sung vào thức ăn của trẻ nhiều loại rau xanh.
 
Cho thêm ngũ cốc vào cháo
 
Một số mẹ vì muốn tăng phần dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của con nên đã không ngần ngại bỏ thêm ngũ cốc vào cháo. Tuy nhiên, đây lại là một sai lầm bởi ngũ cốc tuy giàu chất dinh dưỡng nhưng lại không phù hợp với hệ tiêu hóa non yếu của trẻ. Khi thêm ngũ cốc vào trong bột hay cháo của trẻ thì vô tình mẹ đã khiến con bị khó tiêu.
 
“Lạm dụng” máy xay sinh tố
 
Có nhiều trẻ lớn 3-4 tuổi, mọc đầy đủ răng rồi mà vẫn còn phải ăn bằng máy xay sinh tố, vì cứ ăn lợn cợn là bị nôn ói. Điều này thường xảy ra ở những “con cưng” mà bà mẹ thì quá sợ việc trẻ nôn ói. Để tránh điều này, bạn nên tập cho trẻ ăn những thức ăn phù hợp trong từng thời điểm của trẻ. Khi trẻ 6 tháng tuổi thì tập ăn bột loãng rồi sệt dần, 7-8 tháng ăn cháo nhuyễn hoặc bột đặc, 12 tháng thì tập ăn với cháo nấu còn hạt và các thức ăn mềm như phở, bún…, 2 tuổi mọc đủ răng hàm thì ăn cơm. Mỗi khi chuyển tiếp chế độ ăn, những bữa đầu mới tập có thể trẻ sẽ nôn ói nhưng sau đó trẻ sẽ quen dần. Nên chuyển đổi dần dần để trẻ dễ thích nghi. “Cai máy xay sinh tố” bằng cách xay thô dần (thời gian xay ngắn lại), sau đó ăn cháo nấu đánh qua rây inox có lỗ hơi to, chuyển dần với cháo hạt, cháo đặc, cơm nhão chan canh, rồi cơm hạt…
 
Thêm gia vị quá nặng mùi vào cháo của trẻ
 
Khi thấy cháo của con ăn có vẻ nhạt nhẽo, nhiều bà mẹ liền bỏ thêm các loại gia giảm có hương vị quá nồng. Thực tế, đây là một sai lầm khá nghiêm trọng vì nó có thể khiến trẻ bị đau bụng hoặc gây ra sự khó chịu cho dạ dày non trẻ của bé.
 
Nấu một nồi cháo to và bắt con ăn cả ngày
 
Vì lý do bận rộn hoặc sợ mất thời gian nên có nhiều mẹ thường nấu một nồi cháo và cho con ăn cả ngày, như vậy nguồn dinh dưỡng đã bị hư hao đáng kể trong quá trình bảo quản. Ở nhiệt độ thường, cháo chỉ để trong vòng 2 tiếng là đã bắt đầu có dấu hiệu ôi thiu. Nếu để ở ngăn mát, thịt bảo quản được 3 tiếng nhưng đây cũng chỉ là cách hạn chế sự phát triển của vi sinh vật gây ôi thiu, lúc này chúng tồn tại ở dạng bào tử chờ cơ hội phát triển lại. Cháo bảo quản lạnh cần được đun sôi lại trước khi ăn để tiêu diệt hết những bào tử đó.
 
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng, nếu sợ tốn thời gian hoặc quá bận bịu với công việc, các bà mẹ có thể nấu một nồi nhỏ cháo trắng và mỗi lần cho trẻ ăn, hãy mang một phần cháo đó nấu cùng với các loại rau và thịt để trẻ không thấy chán. Hơn nữa, các chất vitamin trong cháo lại không bị mất đi.
 
Dùng nước hầm xương nấu cháo
 
Nhiều bà mẹ ngày nào cũng cặm cụi hầm xương để lấy nước nấu cháo cho con. Họ hy vọng những chất bổ sẽ tan trong nước và bé hấp thu đầy đủ các chất này. Thế nhưng, dù ngày nào họ cũng hầm xương, bé cưng vẫn cứ gầy nhom.
 
Thực tế, việc hầm xương chỉ có tác dụng cho vị ngọt và mùi thơm. Những chất đạm vẫn còn trong xác thịt, xương. Do vậy, nên cho trẻ ăn cả xác lẫn nước để đề phòng suy dinh dưỡng vì thiếu chất.
Nếu sau một thời gian mà bé không tăng cân thì các mẹ nên xem lại cách chế biến, cách cho các bé ăn cháo xem đã đúng phương pháp hay chưa.
 
Không cho dầu ăn vào cháo của bé
 
Suy nghĩ cho dầu ăn vào cháo sẽ khiến con bị đau bụng là suy nghĩ sai lầm bởi lẽ dầu ăn cung cấp nhiều năng lượng và hỗ trợ cơ thể hấp thu được nhiều chất dinh dưỡng khác. Chính vì thế, khi nấu cháo cho con ăn, các bà mẹ nên cho vào trong cháo từ 1 đến 2 thìa dầu/ mỡ.
 
Dầu ăn (bao gồm dầu thực vật hoặc dầu cá) được xếp vào nhóm thực phẩm cung cấp chất béo (cùng những sản phẩm khác như mỡ, bơ …). Đây là nhóm chất dinh dưỡng rất quan trọng, đóng vai trò chính trong cung cấp năng lượng cho trẻ, giúp hình thành mô mỡ có chức năng điều hòa thân nhiệt, cung cấp chất béo giúp cho quá trình hấp thu các vitamin quan trọng trong cơ thể. Chính vì vậy, không nên bỏ sót chất dinh dưỡng quý giá này trong khẩu phần ăn của trẻ.
 
 
Đây là lý do tại sao có những trẻ ăn đủ bữa mà không tăng cân hay trẻ béo phì mà cơ thể lại thiếu vitamin hay thậm chí là còi xương suy dinh dưỡng. Vì vậy, nếu sau một thời gian mà các bé không tăng cân thì nên xem lại cách chế biến, cách cho các bé ăn cháo xem đã đúng phương pháp hay chưa.


umoo, chuyên cung cấp đồ sơ sinhnôi điện umoođồ chơi trẻ emxe đẩy em bévật tư lưới an toàn ban công, phụ kiện lưới an toànthanh chắn cửa không khoan. Giao hàng và lắp đặt chuồng chó inox tận nhà tại Hà Nội. COD tphcm và toàn quốc.
Hãy đặt hàng hoặc gọi ngay cho chúng tôi  0914 403 667/ 02437 247 235, zalo, facebook để đặt lịch lắp chắn cầu thang bảo vệ bé yêu của bạn
Xem thêm tất cả các sản phẩm THANH CHẮN CẦU THANGLƯỚI CẦU THANG